Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Xét lại hình tượng cô Tấm
Có một cách nhìn hoàn toàn mới về cốt truyện cũng như cái kết của “Tấm Cám”, làm hình tượng nhân vật Tấm dường như trở thành nỗi ám ảnh không hề nhỏ trong con mắt độc giả thời hiện đại mà đại đa số là giới trẻ.

 



Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam , thế giới các nhân vật cổ tích thường hiện lên trong tâm trí người đọc với một không gian muôn màu muôn vẻ. Ở nơi ấy, những con người từ xấu tới đẹp, từ thiện tới ác luôn đấu tranh với nhau để giành về mình quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc. Trong đó, Tấm là một trong những nhân vật đặc biệt nhất với nhiều ý kiến, quan điểm từ đồng thuận đến trái chiều về những hành động mà cô cũng như hai mẹ con nhà Cám đã gây ra trong suốt diễn biến câu chuyện.

Từ lâu, Tấm trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam đã là một cô gái thùy mị nết na, giỏi giang, tháo vát. Hình ảnh cô Tấm xinh đẹp thường gắn liền với những thứ nhỏ bé, giản dị mà vô cùng đáng yêu. Đó là con cá Bống ngoan ngoãn mỗi lần nghe được tiếng gọi “Bống Bống bang bang” liền ngoi lên mặt giếng để được cho ăn. Đó là chiếc hài nhỏ xinh đã làm bao nhiêu cô gái xem hội phải chào thua nhưng lại giúp nhà vua tìm thấy một người vợ lý tưởng. Đó còn là quả thị thơm bé nhỏ mà bên trong nó, đều đặn mỗi ngày, Tấm bước ra giúp bà lão hàng nước việc nhà và têm những miếng trầu cánh phượng. Miếng trầu ấy là dấu hiệu để nhà vua nhận ra Tấm và đưa Tấm về với hạnh phúc mà nàng xứng đáng được hưởng. Cô Tấm gắn với những vật nhỏ xinh ấy, hiện lên sự thật đáng yêu…

 

Nhưng!

 

Có một cách nhìn hoàn toàn mới về cốt truyện cũng như cái kết của “Tấm Cám”, làm hình tượng nhân vật Tấm dường như trở thành nỗi ám ảnh không hề nhỏ trong con mắt độc giả thời hiện đại mà đại đa số là giới trẻ. Rất nhiều tranh luận đã nổ ra xung quanh ý kiến việc giết Cám để trả thù của Tấm là một hành động vô cùng ác độc và tàn nhẫn. Thời gian gần đây lại thấy nhiều nhà báo tranh luận về vấn đề sách giáo khoa (SGK) văn học Việt Nam lớp 10 viết lại truyện cổ tích Tấm Cám. Thật sự ,ta không thể luận về tính đúng sai của những ý kiến trên . Chỉ tự hỏi rằng: Thông điệp đích thực mà truyện Tấm Cám muốn gửi gắm đến người đọc là gì, phải chăng nó đang cổ súy cho một thứ độc ác mà nhiều người đang lầm tưởng với quy luật nhân quả đang hiện hành trong cuộc sống?

 

Qua những lần luân hồi, chuyển hóa từ kiếp này sang kiếp khác, dường như cô Tấm đã có chút thay đổi theo từng giai đoạn. Ở vòng đời đầu tiên, Tấm là cô gái ngoan hiền, nết na, chịu thương chịu khó, biết nhẫn nhịn, biết hy sinh, hiếu thảo, sống an nhàn trong số phận. Với tất cả những đức tính tốt đẹp ấy, có thể xem cô Tấm đã tạo ra cho mình một tương lai tươi sáng với việc được làm vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm không màn đến địa vị mà vẫn về tận quê làm giỗ, vẫn thật thà, cả tin, sẵn sàng trèo cau hái quả để cúng cha và bị giết chết. Nhưng diễn biến mới thật sự được nâng lên cao trào sau khi Tấm chết đi.

 

Sau khi chết, Tấm hóa thành chim vàng anh. Chim vàng anh – hiện thân của Tấm bắt đầu tạo nghiệp. Từ việc gây sự chú ý của vua, làm cho vua biết rằng mình là hiện thân của Tấm để vua không thương yêu Cám và Tấm đã đạt đươc mục đích qua việc vua cất tiếng gọi: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ ta bay vào tay áo”. Đối với mẹ con Cám, chim vàng anh gây áp lực: “Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao” với một giọng điệu cực kì đanh đá. Như vậy, bằng sức ép của mình, Tấm dồn hai mẹ con Cám vào bước đường cùng là phải giết con chim ấy. Hiện thân thứ hai của Tấm là một cây xoan đào và vẫn phảng phất đâu đó trong nó một nét đẹp hiền dịu mà khi còn sống Tấm đã từng thể hiện. Nhưng cây xoan đào lại tiếp tục có những hành động như chim Vàng anh: “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra.” Hiện thân xoan đào của Tấm( khung cửi) đợi vua ra nằm võng mới phát ra những lời thông báo sự tồn tại của mình và ngôn ngữ đe dọa mẹ con Cám ngày càng trở nên tàn độc hơn.Diễn biến dường như trở nên đỉnh điểm khi Tấm hóa thân thành quả thị và không lâu sau đó trở lại ngôi vị hoàng hậu vốn có của mình.Tấm đã bắt đầu tạo nghiệp khi ra tay trả thù hai mẹ con nhà Cám.Thật sự , trong hoàn cảnh trên có ít nhất ba lựa chọn dành cho Tấm để hành động:

 

Thứ nhất, triều đình mở một phiên tòa công bằng, dưới sự chứng kiến của mọi người để xét xử mẹ con Cám về tội mưu sát Tấm, rồi để pháp luật trừng trị họ một cách thích đáng.

 

Thứ hai, Tấm có thể tha lỗi cho hai mẹ con nhà Cám và cảm hóa họ, cứu vớt những con người đang đắm chìm trong nghiệp ác trở về cuộc đời lương thiện. Đây chính là cách tạo nghiệp thiện tốt nhất dành cho Tấm. Nhưng tiếc thay, Tấm cũng bị danh lợi làm cho u mê mà tranh giành với mẹ con Cám và đẩy họ chìm sâu trong nghiệp ác.

 

Thứ ba, Tấm trả thù mẹ con Cám. Và cuối cùng Tấm đã chọn cách này, và quyết định đó đồng nghĩa với việc Tấm đã tích thêm nghiệp ác mà những lần hóa kiếp trước cô đã tạo ra. Đỉnh điểm của tội ác là Tấm ra tay sát hại Cám bằng nước sôi để dì ghẻ xem rồi lăn đùng ra chết (trước kia là làm mắm gửi dì ghẻ ăn), cách làm trên thể hiện một sự nhẫn tâm đến tàn bạo mà lâu nay ta luôn quan niệm rằng đó là sự phản kháng chính đáng mà một con người cần làm khi bị dồn vào đường không thể thoái lui.

 

Nhưng ta không hề nghĩ đến việc, trong quá trình hóa kiếp, cô Tấm có rất nhiều cơ hội để tích lũy nghiệp thiện. Trong đó, việc tha thứ, bao dung, cảm hóa mẹ con Cám bằng tấm lòng vị tha nhân ái của mình để đưa mẹ con Cám trở về cuộc đời lương thiện là việc làm cao cả nhất, đúng đắn nhất. Đó cũng chính là những việc thiện mà Tấm có thể tạo ra cho mình. Nhưng thật tiếc thay, danh lợi từ cuộc đời của một Hoàng Hậu mà Tấm có được đã khiến cô trở nên u mê lầm lạc dẫn đến biến đổi tâm tính. Những đức tính và nét đẹp mà người phụ nữ Á đông nói chung , cũng như người Việt Nam nói riêng vốn có của Tấm từ kiếp đầu tiên đã mất đi hoàn toàn. Có chăng việc giết hai mẹ con Cám là quy luật của nhân quả của triết lí đạo Phật hay lại sản sinh ra một vòng lẩn quẩn, luân hồi giữa quan điểm ác giả ác báo của người xưa. Rồi một ngày không xa lại có hai con chim vàng anh chuyển kiếp tìm Tấm để trả nghiệp ác mà Tấm đã gây ra cho họ, hay cuối cùng Tấm sẽ hạnh phúc bên người mình yêu mà không hề cảm thấy dè dặt, ân hận vì chính hành động của mình từng làm?

 

Nhìn chung việc Tấm phản kháng để mưu cầu hạnh phúc là một hành động vô cùng chính đáng, nhưng suy cho cùng, việc giết người em cùng cha khác mẹ với mình có thật sự xứng đáng cho những gì Tấm đã trải qua? Qua những phân tích trên, ta nhìn nhận được việc trả thù mẹ con Cám của Tấm có tính chất hoàn toàn không hề khác biệt thậm chí còn tàn bạo hơn hai mẹ con Cám đã làm. Và từ đó, hình tượng cô Tấm với nét dẹp dịu hiền, nết na dường như đã ngày càng lu mờ trong mắt mọi người nói chung cũng như ý kiến cá nhân tôi nói riêng, thay vào đó là một cô Tấm tàn độc với một tham vọng quyền lực không có điểm dừng!
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Một góc nhìn về nguồn gốc tiếng Việt (01-06-2016)
    Những bê bối tình ái tai tiếng nhất trong lịch sử văn học thế giới (08-05-2016)
    Thử lý giải hai 'nghịch lý' ở nàng Kiều (10-04-2016)
    Tiền bạc, của cải trong tục ngữ của người Việt (13-03-2016)
    Đẹp và buồn trong quan niệm thẩm mỹ của Yasunary Kawabata (20-02-2016)
    Di cảo thơ Xuân Diệu - tiếng thơ bi thương cho cuộc tình tan vỡ (03-02-2016)
    Thử lý giải hai 'nghịch lý' ở nàng Kiều (19-01-2016)
    Thép đã tôi thế đấy: Một cuốn sách, một số phận... (09-01-2016)
    Tô Hoài - giữa sự viết và hư vô (03-01-2016)
    Lời giải cho nghi án giới tính của 'ông hoàng thơ tình' Xuân Diệu (27-12-2015)
    Nghệ thuật miêu tả cái chết trong sử thi Mahabharata (16-12-2015)
    Đừng phê bình khi trình chưa có (05-12-2015)
    Sự thật phũ phàng về nhân vật Quan Vũ trong Tam quốc (23-11-2015)
    Chí Phèo, nhân vật bị khước từ (17-11-2015)
    'Những người khốn khổ' - sự vĩ đại của những cuộc đời giản dị... (03-11-2015)
    Suy ngẫm về những cuốn sách cấm (19-10-2015)
    Giải thưởng Nobel và những điều có thể bạn chưa biết (20-09-2015)
    Di sản văn học của Phật hoàng Trần Nhân Tông (03-09-2015)
    Tìm hiểu thú thưởng thức âm nhạc của người xưa qua truyện Kiều (26-08-2015)
    Vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên và con người trong ca dao Nam Bộ (21-08-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152758886.